1
Bạn cần hỗ trợ?

Điều trị vết thương hở nhiễm trùng như thế nào?

Vết thương hở là một vùng da bị tổn thương thường là kết quả của vết cắt, chấn thương hoặc va đập mạnh gây rách da. Khi vi trùng xâm nhập vào các mô nhạy cảm bên dưới da thông qua vết thương hở, vết thương sẽ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể phát triển bất cứ lúc nào trong khoảng từ hai đến ba ngày sau khi vết thương hở xảy ra cho tới khi nó được chữa lành hoàn toàn.

Làm thế nào để xác định vết thương hở bị nhiễm trùng

Một vết thương hở không bị nhiễm trùng sẽ dần dần hồi phục cho đến khi nó được chữa lành hoàn toàn trong khi vết thương bị nhiễm trùng trở sẽ nên đau đớn hơn theo thời gian.

Da xung quanh vết thương hở thường có màu đỏ và cảm thấy nóng hơn so với vùng da xung quanh. Bạn có thể nhận thấy vết thương hơi sưng ở khu vực bị ảnh hưởng. Khi nhiễm trùng tiến triển, nó có thể bắt đầu tiết ra một chất màu vàng gọi là mủ.

Cách điều trị vết thương hở bị nhiễm trùng tại nhà

Nếu bạn nhận thấy rằng vết thương hở của bạn trông hơi đỏ xung quanh mép vết thương thì bạn có thể điều trị tại nhà.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa vết thương bằng xà phòng và nước, loại bỏ bất kỳ những mảnh vụn có thể nhìn thấy. Các giải pháp sát trùng như hydro peroxide có thể được sử dụng vào ngày đầu tiên nhưng chỉ sát khuẩn 1 lần/ngày. Sau khi vết thương đã được làm sạch, lau khô và thoa thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin và băng lại cho đến khi da non mới phát triển trên vết thương. Bạn cần phải đi gặp bác sĩ nếu vết đỏ tiếp tục lan rộng hoặc vết thương hở bắt đầu chảy mủ.

Biến chứng của vết thương hở bị nhiễm trùng có thể là gì?

Nếu vết thương hở bị nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ bắt đầu lan vào các mô sâu hơn dưới da. Tình trạng này được gọi là viêm mô tế bào. Nhiễm trùng đi qua máu và đến các bộ phận khác của cơ thể. Một khi nhiễm trùng lây lan, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy không khỏe và bị sốt.

Viêm mô tế bào có thể phát triển thành nhiễm trùng nặng gọi là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi vết thương hở không được chữa trị đúng cách và dẫn đến nhiễm trùng da như chốc lở hoặc nghiêm trọng hơn là áp xe.

Trong những trường hợp cực kỳ hiếm, vết thương hở bị nhiễm trùng không được điều trị đúng cách có thể phát triển thành viêm cân hoại tử. Đây thường được gọi là bệnh “ăn thịt người” và để lại những vùng da lớn bị tổn thương đau đớn.

Ai có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương hở

Có một số trường hợp làm tăng nguy cơ phát triển vết thương hở bị nhiễm trùng chẳng hạn như:

  • Mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2
  • Hệ thống miễn dịch yếu, có thể là do sử dụng steroid, hóa trị liệu hoặc mắc một bệnh tự miễn như HIV
  • Bị động vật hoặc con người cắn
  • Bị cắt bởi một vật bẩn
  • Mảnh vụ của vật gây ra vết thương còn sót lại bên trong
  • Vết thương sâu, mất nhiều máu

Ngăn ngừa vết thương hở bị nhiễm trùng như thế nào

Điều đầu tiên bạn cần phải ghi nhớ đó là làm sạch và sát khuẩn vết thương hở ngay sau khi bị thương. Sau khi làm sạch bạn cần đợi cho vết thương khô, bôi kem sát trùng hoặc kháng sinh để giúp tránh vi trùng. Cuối cùng là che phủ khu vực vết thương hở bằng băng sạch để tiếp tục bảo vệ vết cắt.

 3 Tháng Sáu, 2020    admin
 

CÁC TIN KHÁC